Miêu tả Hệ_thống_tên_lửa_Buk

Radar bắt mục tiêu (TAR) 9S18M1-1 Tube Arm của hệ thống Buk-M1-2 (TAR) tại triển lãm hàng không MAKS 2005

Một tiểu đoàn Buk tiêu chuẩn bao gồm một xe chỉ huy; 1 trạm trinh sát/bắt bám và điều khiển đặt trên xe (TAR); 6 xe phóng (TELAR), mỗi xe mang 4 quả tên lửa sẵn sàng phóng và 4 quả dự trữ; và 3 xe tiếp đạn. Một khẩu đội tên lửa Buk gồm 2 xe TELAR và TEL. Khẩu đội chỉ cần 5 phút để triển khai chiến đấu và rút khỏi trận địa sau khi phóng. Thời gian phản ứng của khẩu đổi từ khi theo dõi mục tiêu tới khi phóng tên lửa là khoảng 22 giây.

Xe TELAR Buk-M1-2 sử dụng khung gầm GM-569 được thiết kế và sản xuất bởi công ty cổ phần Metrowagonmash (trước kia là MMZ)[11], trên xe TELAR đặt một bệ phóng có 4 đạn tên lửa sẵn sàng phóng và đài radar điều khiển hỏa lực. Mỗi xe TELAR được vận hành bởi một kíp chiến đầu 3 người và được trang bị hệ thống bảo vệ chống NBC. Buk-M1-2 sử dụng 1 radar trinh sát tầm xa 9S117M1 Kupol-2 Snow Drift, tầm phát hiện 100 km; 1 radar bắt bám mục tiêu 9S35M2 Fire Dome hoạt động trong dải sóng H/I tầm hoạt động 120 km, có thể theo dõi tên lửa từ tầm 32 km/20 mi và theo dõi máy bay bay ở độ cao 15,000 đến 22,000 m. Nó có thể điều khiển 3 tên lửa tiêu diệt một mục tiêu. BUK-M1-2 có thể cùng lúc kiểm soát 75 mục tiêu, cung cấp các thông số cụ thể về 15 mục tiêu nguy hiểm nhất. Hệ thống 9K37 có các đặc tính ECCM tốt hơn (như khả năng chống nhiễu/ECM) so với hệ thống 3M9 Kub. Một hệ thống theo dõi quang học với máy đo xa laser cũng được trang bị để theo dõi thụ động mục tiêu. Hệ thống 9K37 cũng có thể sử dụng cùng một đài radar 1S91 Straight Flush sóng liên tục băng G/H công suất 25 kW như hệ thống 3M9 Kub.

9K37 sử dụng radar trinh sát tầm xa mục tiêu 9S18 "Tube Arm" hoặc 9S18M1 (Snow Drift) (tiếng Nga: СОЦ 9C18 "Купол") kết hợp với radar bắt bám mục tiêu 9S35 hoặc 9S35M1 "Fire Dome" được đặt trên xe TELAR. Radar 9S18M1 có tầm phát hiện mục tiêu là 85 km và có thể phát hiện máy bay đang bay ở độ cao 100 m (330 ft) từ khoảng cách 35 km (22 mi) và thậm chí các mục tiêu bay thấp hơn ở khoảng cách 10–20 km (6-12 mi).

Xe tiếp đạn cho khẩu đội Buk giống như xe TELAR nhưng thay vì một radar nó có một cần trục để nạp đạn tên lửa. Chúng có khả năng phóng tên lửa trực tiếp nhưng đòi hỏi sự kết hợp của một xe TELAR trang bị radar Fire Dome để điều khiển đạn. Một xe tiếp đạn có thể nạp cho một xe TELAR trong khoảng 13 phút và có thể nhận thêm đạn từ kho trong khoảng 15 phút.

3S-90 "Uragan"

Hệ thống tên lửa Shtil-1

3S-90 "Uragan" (tiếng Nga: Ураган) là biến thể hải quân của 9K37 "Buk" và có tên mã NATO là "Gadfly" và tên định danh do Bộ quốc phòng Mỹ đặt là SA-N-7, nó cũng mang tên định danh là M-22. Phiên bản xuất khẩu của hệ thống này được biết đến với tên gọi "Shtil" (tiếng Nga: Штиль). Tên lửa 9M38 của hệ thống 9K37 "Buk" cũng được sử dụng cho 3S-90 "Uragan". Hệ thống phóng có sự khác biệt với tên lửa được nạp theo chiều thẳng đứng, bệ phóng này được nạp đạn bổ sung từ kho đạn ở boong dưới với một sức chứa 24 quả, thời gian nạp mất 12 giây[8]. Uragan sử dụng radar trinh sát mục tiêu MR-750 Top Steer băng D/E (đây là radar bản hải quân tương tự như 9S18 hoặc 9S18M1), có tầm phát hiện mục tiêu cực đại là 300 km (186 miles) phụ thuộc vào biến thể. Radar thực hiện vài trò của radar bắt bám mục tiêu 9S35 là 3R90 Front Dome băng H/I với tầm hoạt động 30 km (19 mi).

Phiên bản hiện đại hóa của 3S-90 là 9K37 "Ezh" có tên mã NATO là "Grizzly" hoặc SA-N-12, phiên bản xuất khẩu có tên gọi là "Shtil-1", được phát triển sử dụng tên lửa 9M317 mới. Biến thể này được trang bị cho các tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Ulyanovsk, và được tái trang bị cho các tàu khu trục lớp Sovremenny. Biến thể mới nhất của hệ thống sử dụng kiểu phóng thẳng đứng và dùng đạn tên lửa 9M317M, bệ phóng đặt dưới mặt boong tàu.

Đạn tên lửa

9М38
So sánh giữa hai loại đạn tên lửa đất đối không 9M38M1 và 9M317 của hệ thống tên lửa Buk
LoạiTên lửa đất đối không
Nơi chế tạo Soviet Union
Lược sử chế tạo
Các biến thể9М38, 9М38M1, 9M317
Thông số (9М38, 9M317)
Khối lượng690 kg, 715 kg
Chiều dài5.55 m
Đường kính0.4 m (sải cánh 0.86 m)
Đầu nổFrag-HE
Trọng lượng �đầu nổ70 kg
Cơ cấu nổ
mechanism
ngòi nổ radar cận đích

Chất nổ đẩy đạnđộng cơ phản lực nhiên liệu rắn
Tầm hoạt động30 kilômét (19 dặm)
Độ cao bay14.000 mét (46.000 ft)
Tốc độMach 3
Hệ thống chỉ đạotự dẫn bán chủ động bằng radar
Nền phóngxem Mục cấu trúc

Đạn tên lửa 9М38 và 9М38M1

Đạn tên lửa 9M38 sử dụng một thiết kế cánh hình chữ X một tầng mà không cần bất kỳ bộ phận nào có thể tách bỏ, thiết kế bên ngoài cho cùng kiểu dáng với dòng tên lửa đất đối không TartarStandard của Mỹ. Thiết kế phải phù hợp với giới hạn kích thước do hải quân đề ra, để cho phép tên lửa vừa với hệ thống SAM M-22 trong Hải quân Xô viết. Mỗi tên lửa dài 5.55 m (18 feet), nặng 690 kg (1521 lb) và mang đầu đạn tương đối lớn nặng 70 kg (154 lb), đầu đạn được kích hoạt bằng ngòi nổ radar cận đích. Trong khoang phía trước của tên lửa chứa radar tự dẫn bán chủ động, thiết bị lái tự động, nguồn điện và đầu đạn. Các phương pháp tự dẫn được chọn là phương pháp lái định vị tỉ lệ (proportional navigation).

Đạn tên lửa đất đối không 9M317 trên bệ phóng.Đạn tên lửa 9M317ME của hệ thống Shtil-1

Đạn tên lửa 9M38 sử dụng một động cơ phản lực nhiêu liệu rắn hai chế độ với thời gian đốt khoảng 15 giây, buồng đốt được gia cố bằng kim loại. Đối với mục đích giảm sự tản mát trong khi bay, buồng đốt được đặt nằm gần trọng tâm của tên lửa và bao gồm một ống dẫn khí dài hơn. Việc không sử dụng kiểu động cơ luồng trực tiếp được giải thích bởi sự bất ổn ở góc tấn lớn và bởi sức cản không khí lớn hơn trên đoạn đường đạn thụ động cũng như bởi các khó khăn về kỹ thuật. Thiết kế của đạn 9M38 đảm bảo sự sẵn sàng mà không cần kiểm tra trong vòng ít nhất 10 năm phục vụ và nó được chuyển tới các đơn vị chiến đấu trong container vận tải 9Ya266 (9Я266).

Người ta cho rằng loại tên lửa không đối không tầm cực xa và có thể chống vệ tinh Novator KS-172 AAM-L có thể được phát triển từ 9M38.

Đạn tên lửa 9M317

Đạn tên lửa 9M317 được phát triển như một loại đạn tên lửa dùng chung cho cả hệ thống Buk-M1-2 của lực lượng phòng không Lục quân cũng như cho hệ thống Ezh của Hải quân Nga.

Các đạn tên lửa đa năng thống nhất 9M317 (mã định danh xuất khẩu là 9M317E) có thể được sử dụng để tấn công nhiều loại mục tiêu như tên lửa đường đạn, máy bay, mục tiêu trên mặt nước... trang bị cho các tổ hợp phòng không của lục quân và hải quân. Nó được thiết kế bởi Công ty cổ phần Nhà máy sản xuất khoa học Dolgoprudny (DNPP) và đã qua các cuộc thử nghiệm đầy đủ về hệ thống vũ khí và tổ hợp khác nhau. Thử nghiệm bao gồm tiêu diệt các mục tiêu tương tự như tên lửa đường đạn chiến thuật; tên lửa hành trình chiến lược; tên lửa chống tàu chiến thuật, chiến lược; máy bay và trực thăng. Các mục tiêu phải tiêu diệt có tốc độ tối đa đạt 1200 m/s, tên lửa có thể chịu quá tải gia tốc là 24g. Đạn tên lửa đầu tiên được sử dụng với hệ thống Buk-M1-2 của lục quân và hệ thống Shtil-1 của hải quân.

Nó có thể giao chiến với các tên lửa đường đạn chiến thuật, chiến lược; máy bay chiến thuật cơ động tới 12g; tên lửa hành trình; trực thăng hỗ trợ hỏa lực (kể cả đang lơ lửng thấp so với mặt đất); máy bay điều khiển từ xa, tên lửa chống tàu trong môi trường nhiễu nặng.

So với 9M38M1, đạn tên lửa 9M317 có các thông số kỹ thuật vượt trội, có tầm bắn 45 km, bay cao 25 km, khả năng phân loại mục tiêu lớn hơn. Về bề ngoài của 9M317 khác với 9M38M1 bởi một cánh nhỏ hơn. Nó sử dụng hệ thống điều khiển hiệu chỉnh quán tính với radar tự dẫn bán chủ động, sử dụng lái định vị tỉ lệ để bám mục tiêu.

Đề án đạn tên lửa 9M317M và 9M317A

Hiện nay, một vài phiên bản hiện đại hóa đang được phát triển, bao gồm 9M317M, phiên bản xuất khẩu của 9M317M là 9M317ME và đề án đạn tên lửa tự dẫn tích cực bằng radar (ARH) 9M317A với phiên bản xuất khẩu là 9M317MAE. Các đề án này được dự kiến hoàn thành trong hai năm kể từ tháng 5 năm 2007.[12] Công ty phụ trách phát triển NIIP đã thông báo về việc thử nghiệm đạn tên lửa 9M317A với chương trình Buk-M1-2A "OKR Vskhod" (Sprout) vào năm 2005.[13] Tầm bắn được thông báo của đạn tên lửa lên đến 50 km (31 dặm), độ cao lớn nhất khoảng 25 km (82,000 ft) và tốc độ của mục tiêu lớn nhất đạt khoảng Mach 4. Trọng lượng của đạn tên lửa tăng nhẹ lên 720 kg (1587 lb).

Missile
(tên mã GRAU)
3M99М389М38
9М38M1
9М38
9М38M1
9М38
9М38M1
9M317
9M317
Tổ hợp
(tên mã GRAU và NATO)
2K12 "Kub"
(SA-6)
9K37
"Buk"
(SA-11)
9K37M
"Buk-M1"
(SA-11)
9K37M1
"Buk-SAR"
(SA-11)
9K37M1-2
"Buk-M1-2"
(SA-17)
9K37M2E
"Buk-M2E" [14]
(SA-17)
Trang bị 1966 1980 1984 1995 1998 (1988[15])2007
Số đạn tên lửa mỗi xe TEL 3 4 4 4 4 4
Trọng lượng đạn tên lửa 599 kg
(1321 lb)
690 kg
(1521 lb)
690 kg
(1521 lb)
690 kg
(1521 lb)
9М38M1: - 690 kg
(1521 lb);
9M317: - 3710–720 kg
(1565-1587 lb)
710–720 kg
(1565-1587 lb)
Tầm bắn 3–24 km
(2–15 dặm)
4–30 km
(3–19 dặm)
3–35 km
(2–22 dặm)
3–42 km
(2–26 dặm)
9М38M1: - 3–42 km
(2–26 dặm);
9M317: 3–50 km
(2–31 dặm)
3–50 km
(2–31 dặm)
Trần bắn 800–11000 m
(2,600-36,000 ft)
25–18000 m
(100-46,000 ft)
15–22000 m
(100-72,000 ft)
15–25000 m
(100-82,000 ft)
15–25000 m
(100-82,000 ft)
10–25000 m
(100-82,000 ft)
Tốc độ đạn tên lửa
(Mach)
2.8 3 3 3 3 4
Tốc độ mục tiêu
lớn nhất (Mach)
2 2.5 4 4 4 4
Số mục tiêu tấn công
đồng thời
1 2 6 6 6[16] 24[17]

Các biến thể khác

Xe TELAR 9A317 của Buk-M2E (phiên bản xuất khẩu) tại triển lãm hàng không MAKS 2007Phía sau của xe TELAR 9A317 của Buk-M2E (phiên bản xuất khẩu) tại triển lãm hàng không MAKS 2007
  • 9K37-1 'Buk-1' – Biến thể hệ thống Buk đầu tiên được chấp nhận trang bị, kết hợp một xe 9A38 TELAR trong một khẩu đội 2K12M3 Kub-M3.
  • 9K37 'Buk' – Hệ thống tên lửa Buk hoàn chỉnh với tất cả các thành phần hệ thống mới, tương thích ngược với Kub.
  • 9K37M1 'Buk-M1' – Một biến thể cải tiến 9K37, trang bị cho lục quân Liên Xô.
  • 9K37M1-2 'Buk-M1-2' – Một biến thể cải tiến của 9K37M1 'Buk-M1', trang bị cho lục quân Liên Xô.
  • Tại triển lãm MILEX-2005 ở Minsk, Belarus giới thiệu phiên bản cải tiến 9K37 Buk của mình gọi là Buk-MB.[18]
  • 9K37M2/9K317 'Buk-M2'[4]
  • 9K37M3/9K317M Buk-M3 – Phiên bản mới do Nga cải tiến. Có 36 kênh mục tiêu. Có các thành phần điện tử tiên tiến.[19]
  • 3S-90/M-22 'Uragan' – Phiên bản Hải quân của hệ thống tên lửa 9K37 Buk.
  • SA-N-12 – Tên mã NATO của phiên bản hải quân 9K37M1-2.
  • HQ-16 (Hongqi-16) – Đề án hợp tác giữa Trung Quốc và Nga nhằm nâng cấp hệ thống hải quân 9K37M1-2 'Shtil' (SA-N-12).[20] Other sources also indicate the project involved some Buk technology.[21]


Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hệ_thống_tên_lửa_Buk http://www.armada.ch/02-4/complete_02-4.pdf http://www.armada.ch/04-2/complete_04-2.pdf http://airrecognition.com/index.php?option=com_con... http://www.astronautix.com/lvs/buk.htm http://www.aviation.com/technology/080818-russia-g... http://www.aviationweek.com/aw/generic/story_gener... http://www.debka.com/headline.php?hid=5526 http://www.enemyforces.com/missiles/buk.htm http://www.janes.com/extracts/extract/jnws/jnws017... http://www8.janes.com/Search/documentView.do?docId...